Bố mẹ đã biết cách để kiểm soát cơn nóng giận với trẻ nhỏ? Cách xử trí

Bố mẹ đã biết cách để kiểm soát cơn nóng giận với trẻ nhỏ? Cách xử trí Ở đây, chắc rằng đã có không ít bố mẹ đã từng đôi lần nổi giận với chính những đứa con của mình. Những thiên thần đến với bố mẹ như một món quà mà thượng đế đã ban tặng. Tuy nhiên, có đôi lúc trẻ lại chính là lý do khiến bố mẹ trở nên nổi nóng, mệt mỏi. Vậy bố mẹ đã biết cách để kiểm soát cơn nóng giận với trẻ nhỏ? Hãy cùng tham khảo những chia sẻ dưới đây để kiểm soát bản thân tốt nhất bố mẹ nhé! 

Những ảnh hưởng khi cha mẹ nổi giận với con cái

Khi những đứa trẻ bướng bỉnh, quấy khóc, không chịu ăn, bố mẹ thường sẽ cảm thấy rất bực mình. Cũng vì không kiểm soát được bản thân mà sẽ la mắng thậm chí là đánh đập các con. Một số bố mẹ sẽ có suy nghĩ rằng có là cách khiến trẻ sợ và sẽ ngoan hơn. Tuy nhiên không phải vậy. Ngay thời điểm đó có thể trẻ sẽ nghe lời bạn. Thế nhưng những trận đòn roi đó chắc chắn sẽ để lại ảnh hưởng tâm lý và tình thần của trẻ. 

1. Trẻ cũng sẽ học theo và trở nên gắt gỏng, bạo lực

Chính những biểu hiện gắt gỏng, la mắng của bạn sẽ dẫn đến hành vi chống đối ở trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ thường có xu hướng học và làm theo những gì bạn làm. Người dân gian thường nói đó là bắt chước theo bố mẹ. 

Chính vì vậy khi bạn tỏ thái độ, hành động như thế nào với trẻ thì trẻ cũng sẽ học và làm theo như vậy. Nói cách khác, trẻ chính là tấm gương phản chiếu mọi hành động của bạn. Vì vậy bạn hãy cố gắng kiềm chế bản thân để truyền tải tới trẻ những năng lượng tích cực. 

2. Ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ 

Việc sống trong một môi trường có bầu không khí căng thẳng, thường hay bị la mắng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của trẻ. Sự ảnh hưởng tiêu cực này sẽ tiềm ẩn những hệ lụy không đáng có ở trẻ nhỏ. Ví dụ như lầm lì, trầm cảm, cáu gắt, bướng bỉnh,…. 

Bên cạnh đó có thể cha mẹ chưa biết, những cảm xúc tiêu cực thường được trẻ tiếp cận nhanh hơn. Vì thế, để trẻ luôn có thái độ và hành động tích cực, bố mẹ cần phải biết giới hạn của mình ở đâu. 

3. Tạo cảm giác thiếu tự tin, sợ hãi ở trẻ

Tâm lý của trẻ sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực khi trẻ bị la mắng và chỉ trích quá nhiều trong thời gian dài. Tại vì sao lại như vậy? Bởi khi bị la mắng quá nhiều, bố mẹ đã vô tình khiến trẻ cảm thấy bản thân mình kém cỏi, không tốt. Từ đó sinh ra nỗi sợ, bố mẹ không còn yêu thương mình, cảm thấy tự ti và nhút nhát. 

Nếu không có bất cứ thay đổi tích cực nào từ phía bố mẹ, lớn lên trẻ sẽ rất nhu nhược, không có chí cầu tiến và không có chính kiến. Hoặc thậm chí là có quan điểm riêng nhưng lại không dám bộc lộ. Cùng với đó còn hình thành nên bản tính hung hăng và dễ mắc chứng nổi loạn.

Cách để bố mẹ kiểm soát cơn nóng giận với trẻ nhỏ?

Để trẻ có thể thoải mái phát triển, bố mẹ cần giữ thái độ hài hòa và có những hành động tích cực với trẻ. Hãy cùng tham khảo một vì bí quyết dưới đây để nuôi dạy con yêu nên người nhé các bố mẹ!

1. Giới hạn bản thân  

Đầu tiên, để không nổi giận với trẻ, bố mẹ cần biết giới hạn bản thân của mình nằm ở đâu. Đôi khi áp lực nơi làm việc, một vài vấn đề khác sẽ khiến bạn trở nên cáu gắt khi trở về nhà. Khi đầu óc đang rất căng thẳng, thì em bé nhà bạn lại có những trò nhõng nhẽo, quấy nhiễu,… sẽ khiến bạn rất dễ mất kiểm soát. 

Lúc này bạn không nên làm bất cứ thứ gì hay nói ra một điều gì cả. Bạn nên hít thở sâu và đi dạo hoặc có thể làm gì mà bạn thích. Sau đó khi bình tĩnh lại, bạn có thể chơi cùng bé yêu để bé cảm thấy vui vẻ. 

 2. Giải tỏa năng lượng tiêu cực và kiểm soát bản thân

Năng lượng tiêu cực luôn là thứ khiến bạn cảm thấy căng thẳng, stress. Thế nên đừng để trẻ phải hứng chịu những năng lượng này từ chính bố mẹ của mình. Để trẻ không làm phiền hay nhõng nhẽo, bạn nên đặt ra những giới hạn nhất định. Từ đó giúp trẻ hình thành nhận thức, lúc nào bạn có thể và lúc nào “chưa thể” cùng trẻ làm điều gì đó. 

3. Tránh xa con ngay khi bạn đang mất bình tĩnh 

Khi bạn cảm thấy không còn đủ bình tĩnh với sự nghịch ngợm, mè nheo, nhõng nhẽo của trẻ, bạn có thể tạm lánh mặt đi. Việc lánh mặt này sẽ giúp cả bạn và trẻ không xảy ra mâu thuẫn đáng tiếc nào. Bạn có thể nói với con rằng: “Bố hơi mệt, chút nữa mình chơi/ nói chuyện tiếp nha”.

4. Tìm hiểu nguyên nhân những hành động của con

Như đã nói, trẻ thường hay có những biểu hiện làm theo người khác. Có thể bạn thấy nóng giận khi trẻ làm một hành động nào đó. Trước tiên bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân từ đâu mà bé lại học được hành động đó. Đây cũng là một cách giúp bố mẹ kiểm soát cơn nóng giận với con của mình. 

2.5 Tìm kiếm sự giúp đỡ 

Khi bạn đang mất bình tĩnh, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của người thân. Bạn có thể trò chuyện và chia sẻ cùng họ để đầu óc thư giãn, thoải mái hơn. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của những người thân cũng sẽ giúp trẻ thay đổi chiều hướng tập trung. Ví dụ như bạn là bố và đang chơi cùng bé, thì khi mẹ xuất hiện, bé sẽ có cách chơi khác với mẹ. Từ đó giúp bạn cảm thấy vui vẻ hơn. 

Sinh con và nuôi dạy con cái chưa bao giờ là điều dễ dàng. Chính vì vậy các ông bố bà mẹ cần luôn phải giữ thái độ tích cực. Đồng thời phải học được cách “kiềm chế bản thân” để truyền tải những năng lượng đến con yêu. Hãy kiểm soát cơn nóng giận với trẻ nhỏ thật tốt để con yêu luôn phát triển trong điều kiện tích cực. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo Tân Phú
FB Tân Phú
0933846889