Tình trạng ọc sữa là một hiện tường thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chắc hẳn ọc sữa ở trẻ sơ sinh là nỗi ám ảnh lớn với những gia đình có con nhỏ. Sẽ có rất nhiều ba mẹ trẻ thấy lo lắng không biết có nguy hiểm gì đến sức khỏe có trẻ hay không. Nếu tần suất xuất hiện tình trạng này nhiều lần trong một tuần thì có thể liên quan đến một số bệnh lý nào đó. Cùng shop trọn gói sơ sinh Angel Babe tìm hiểu xem nguyên nhân từ đâu xảy ra tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh, cách khắc phục ọc sữa như thế nào nhé.
MỤC LỤC
1. Vấn đề ọc sữa ở trẻ sơ sinh là gì?
Ọc sữa là hiện tượng mà sữa từ đầy chảy ra miệng trẻ nhỏ. Chắc là sẽ có rất nhiều các bậc phụ huynh nhầm lẫn giữa trớ (ọc) và nôn ói. Vì thế, mọi người cần phân biệt được rõ trớ (ọc) và nôn ói khác nhau ra sao. Trường hợp trẻ bị trớ là hiện tượng xảy ra sau khi trẻ bú mẹ hoặc trước cữ bú tiếp theo bé bị trào một ít sữa ra khóe miệng và không có sự co thắt của cơ bụng. Trong khi đó, nôn ói lại là hiện tượng phun mạnh sữa ra miệng hoặc vụt ra ngoài thành vòi. Nhưng đa số ở trẻ sơ sinh thường xảy ra hiện tượng trớ (ọc) hơn là nôn ói.

2. Nguyên nhân gây ọc sữa ở trẻ sơ sinh
Có rất nhiều lý do khác nhau khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa hoặc trớ. Khi trẻ có những biểu hiện này sẽ cảm thấy khó chịu sinh ra quấy khóc, thậm chí là bỏ ăn bỏ bú. Một vài nguyên nhân thường gặp như:
- Vấn đề ăn uống: Việc ọc sữa hay trớ xảy ra là có liên quan đến việc cho bé bú. Ví dụ như mẹ cho trẻ bú quá nhiều hoặc do thức ăn bé nạp vào cơ thể ở dạng lỏng nên dễ ọc ra ngoài. Ngoài ra, vẫn có một số ít trường hợp trẻ bị dị ứng với protein có trong sữa mẹ. Đó cũng là một lý do khiến trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa.
- Trẻ sơ sinh có một hệ tiêu hóa còn non yếu, dạ dày bé nhỏ nằm ngang và cao hơn so với người lớn. Nên các hoạt động cơ thắt vị còn yếu và chưa ổn định, chính vì thế khi mà trẻ ăn no hoặc ngọ ngoạy thay đổi tư thế sẽ dễ bị ọc sữa ra ngoài.
Một vài nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa

- Khi bú, trẻ bú nhanh quá nên nuốt nhiều không khí vào bụng gây ra hiện tượng nấc cụt đầy hơi, bé bú nằm ngang hay là bị dị ứng với thức ăn thì dễ bị ọc sữa. Có nhiều trường hợp ban đầu trẻ chỉ bị nôn trớ, ọc sữa bình thường thôi. Nhưng nếu không được khắc phục và chữa trị kịp thời dần dần sẽ gây ra bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản ở bé.
- Có nhiều trẻ sơ sinh uống sữa ngoài mà không bú sữa mẹ. Do sữa ngoài sẽ lâu tiêu hóa hơn sữa mẹ nên nó sẽ ở lại dạ dày lâu hơn gây ra tình trạng đầy bụng và ọc sữa ở trẻ sơ sinh.
- Trẻ sơ sinh khóc quá nhiều cũng là một lý do phổ biến khiến trẻ bị ọc sữa.
- Bên cạnh đó còn một ít trường hợp là do các bệnh lý như: bị lồng ruột, hẹp phì đại môn vị,…
3. Biểu hiện tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh
Ở mỗi trẻ sơ sinh thì sẽ có một mức độ biểu hiện ọc sữa khác nhau. Có những bé sẽ bị ọc khi vừa bú xong, bú no quá, bị nấc cụt hoặc hay vặn vẹo người. Nhưng cũng có những bé hay bị ọc sữa sau khi bú, khi mới ngủ dậy.
Khi ọc sữa trẻ sơ sinh thường có những biểu hiện như vòi nước chảy, phun vọt ra ngoài làm nhiều ba mẹ hoảng hốt. Nhưng cũng có nhiều trẻ sẽ có biểu hiện nhẹ hơn như trẻ chỉ trớ nên đến cổ xong lại tự nuốt xuống hoặc chỉ phun nhẹ lên khóe miệng trẻ.
Nếu trẻ bị ọc sữa nhiều lần trong tuần thì ba mẹ cần xem xét mang trẻ đi khám kịp thời. Tránh việc để lâu sẽ bị biến chứng thành trào ngược dạ dày thực quản. Khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản thì thường sẽ có biểu hiện như:
- Ho, sặc khi bú, nôn trớ thường xuyên, hay ợ hơi.
- Chán ăn, bỏ ăn sút cân.
- Trẻ thường nằm cong lưng, hay quấy khóc khi ngủ, ngủ không ngon.
- Trẻ hay khóc thét khi đang ngủ.
- Khó cho bé ăn, lười ăn, phải bắt em bé ăn.
- Hơi thở của trẻ bị chua, có mùi acid.
4. Cách khắc phục khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Dưới đây là một vài mẹo nhỏ để bố mẹ khắc phục vấn đề trẻ bị ọc sữa:
- Nếu trẻ bị ọc sữa sau khi bú, mẹ cần chia nhỏ các bữa ăn trong ngày ra cho trẻ, không nên cho trẻ ăn quá no. Thường xuyên vỗ cho trẻ ợ hơi, bế trẻ trên vai tầm 10 phút sau khi bú.
- Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh. Vậy nên mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hơn là uống sữa ngoài.
- Không nên vui đùa cười giỡn với trẻ sau khi trẻ mới bú xong.
- Các mẹ nên chọn một tư thế phù hợp có lợi cho trẻ khi bú. Không nên cho trẻ vừa nằm vừa bú.
- Khi cho trẻ bú mẹ nên dùng hai ngón tay kẹp núm vú lại. Đây là cách làm để giảm lượng sữa tiết ra quá nhiều khiến trẻ bị sặc và ọc sữa.
- Hãy chọn những loại quần áo, trang phục bỉm tã cho trẻ thật thoáng mát rộng rãi.
Khi gặp phải tình trạng ọc sữa ở trẻ, bố mẹ cần bình tĩnh để xử lý. Bế nghiêng người của trẻ sang bên, nhẹ nhàng nâng trẻ dậy. Sau đó lau sạch bằng muối sinh lý và vệ sinh sạch cho bé.
Kết luận
Vấn đề ọc sữa ở trẻ sơ sinh không còn quá xa lạ đối với những gia đình có con nhỏ hiện nay. Thế nhưng bố mẹ có thể giúp bé hạn chế ọc sữa gây khó chịu bằng một vài mẹo nhỏ mà chúng mình đã giới thiệu ở trên. Hy vọng những thông tin mà shop combo đồ sơ sinh cao cấp Angel Babe cung cấp ở trên sẽ giúp ích cho các mom khi nuôi nấng trẻ. Chúc gia đình luôn khoẻ mạnh!