Trẻ sơ sinh bị lồi rốn điều trị như thế nào để mang lại hiệu quả cao

Trẻ sơ sinh bị lồi rốn điều trị như thế nào để mang lại hiệu quả cao

Lồi rốn là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Thế nhưng rất nhiều bậc cha mẹ lại chưa có nhiều kiến thức hiểu biết về vấn đề này. Chính vì vậy đã dẫn đến nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra. Trên thực tế chưa có bất cứ nguyên nhân rõ ràng nào giải thích cho vấn đề lồi rốn ở trẻ. Tuy nhiên trên theo thống kê thì lồi rốn gặp nhiều ở các bé sinh thiếu tháng và những bé có cân nặng thấp. Và tỷ lệ bé gái bị lồi rốn cũng chiếm tỷ lệ cao hơn so với bé trai. Cùng shop trọn gói đồ sơ sinh Angel Babe tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề trẻ sơ sinh bị lồi rốn để có những phương pháp điều trị và cách phòng tránh hiệu quả nhé!  

1. Trẻ sơ sinh bị lồi rốn vì sao? 

Thoát vị rốn chính là nguyên nhân gây ra vấn đề rốn lồi ở trẻ sơ sinh. Vấn đề này khiến một phần nội tạng rời khỏi vị trí bình thường và chui ra ngoài lỗ rốn và tạo thành một khối lồi rõ rệt ở vùng bụng của trẻ. Có thể bạn chưa biết, khi trẻ mới sinh lỗ rốn vẫn chưa đóng kín. Lý do là gì? Đó chính là do lỗ rốn chính là đường dẫn chất dinh dưỡng từ nhau thai vào cơ thể thai nhi. Mẹ có thể thấy rõ chiếc rốn lồi của bé bị phình to ra khi bé khóc to hoặc ưỡn mình đi đại tiện hoặc khi bé vặn mình. 

2. Những dấu hiệu dẫn đến trẻ sơ sinh bị lồi rốn 

Trẻ sơ sinh bị lồi rốn điều trị như thế nào để mang lại hiệu quả cao
Thoát vị rốn chính là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh bị lồi rốn

Tình trạng rốn lồi ở trẻ có thể được phát hiện ngay trong tháng đầu tiên sau sinh. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp khi bé lớn lên, mẹ mới có thể thấy rõ được. Một vài dấu hiệu ở trẻ dẫn đến rốn bị lồi như: trẻ đó là:

  • Vùng dưới da trong khu vực tốn bị phình ra bất thường.
  • Trẻ sơ sinh bị rốn lồi sẽ được trông thấy rõ hơn khi trẻ ngồi hoặc đứng thẳng. Hoặc khi trẻ hoạt động cơ bụng mạnh như khóc, ho cũng có thể thấy rõ. 
  • Một phần mô bị lồi sẽ được đẩy vào bên trong khi lấy tay ấn nhẹ. 
  • Ở mỗi trẻ kích thước mô lại khác nhau, mặc dù vậy chúng thường có kích thước khoảng nhỏ hơn 2,5cm. 
  • Rốn bị lồi nhưng trẻ sẽ không có cảm giác đau, chính vì vậy cũng khó phát hiện. 

3. Rốn lồi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh bị rốn lồi không gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng. Và cũng bởi vì nó không gây đau cho trẻ và cũng không để lại biến chứng nên vấn đề này cũng chưa được các mom quan tâm đúng mực. Mặc dù vậy nhưng rốn lồi lại để lại những ảnh hưởng về tâm lý và yếu tố thẩm mỹ. Đặc biệt là với những bé gái thì đây lại là vấn đề khá nghiêm trọng. 

Bệnh rốn lồi ở trẻ sơ sinh do thoát vị rốn sẽ tự khỏi khi bé được 1 tuổi trở lên. Bên cạnh đó cũng có những trường hợp bé được 4-5 tuổi mới bớt lồi. Khi rốn bớt lồi là khi lỗ hổng ở thành bụng đã được đóng kín. Tuy nhiên gia đình cũng nên chú ý với những bé bị rốn lồi có kèm những biểu hiện khác của bệnh thoát vị nghẹt. Bệnh này gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của trẻ nên cần được phát hiện và phẫu thuật sớm để điều trị. 

Tình trạng một phần ruột bị kẹt ở thoát vị chính là vấn đề thoát vị nghẹt. Lúc này trẻ sẽ có kèm theo một vì triệu chứng như: nôn, trớ, đau, chướng bụng ở vùng rốn. Bé cần được đưa đi khám để bác sĩ điều trị khối thoát vị ở rốn vào trong. Bố mẹ không nên tự ý điều trị vấn đề này tại nhà bởi nó có thể gây nhiễm trùng gây nguy hiểm tới em bé. 

Các mẹ nên chú ý khi vùng dưới da trong khu vực tốn của bé bị phình ra bất thường
Các mẹ nên chú ý khi vùng dưới da trong khu vực tốn của bé bị phình ra bất thường

4. Điều trị trẻ sơ sinh bị lồi rốn 

Rốn lồi thường sẽ được thu nhỏ lại trước khi bé tròn 1 tuổi mà không cần điều trị. Hoặc cũng có thể tự thu nhỏ lại khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên sẽ cần có sự tham gia của phẫu thuật trong những trường hợp sau:

  • Khi trẻ đã 5 tuổi nhưng vòng rốn vẫn chưa đóng lại.
  • Trẻ bị khó chịu do phần mô lồi ra quá lớn. 
  • Đối với những trẻ bị thoát vị nghẹt cần phẫu thuật càng sớm càng tốt. (Đây là trường hợp khá hiếm và nguy hiểm)
  • Mất thẩm mỹ do rốn lồi mặc dù đã lớn. 
  • Sau khi phẫu thuật trẻ có thể được xuất viện ngay và chăm sóc tại nhà, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng.

5. Cách phòng tránh rốn lồi ở trẻ

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào khẩu phần ăn của trẻ để phòng tránh rốn lồi
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào khẩu phần ăn của trẻ để phòng tránh rốn lồi

Rốn lồi là một vấn đề không quá nguy hiểm đối với trẻ. Mặc dù vậy nó cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với trẻ. Đặc biệt là sự thẩm mỹ đối với các bé gái. Một vài cách phòng tránh có thể sẽ giúp ích cho mẹ và bé như: 

  • Hạn chế việc bé quấy khóc để giảm áp lực từ bụng lên rốn. Bởi đây là nguyên nhân khiến rốn bị lồi ra. Đồng thời bế bé yêu của bạn lên và dỗ dành để bé nín dần. 
  • Tránh táo bón cho trẻ bằng cách bổ sung thêm nhiều chất xơ vào khẩu phần ăn của trẻ. Mẹ có thể cho trẻ dùng soup đu đủ, khoai lang để trẻ dễ tiêu hóa hơn. 
  • Massage thành bụng nhẹ nhàng cho bé mỗi ngày

Trẻ sơ sinh bị lồi rốn không phải là vấn đề quá nguy hiểm ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên đây lại là một vấn đề khá thẩm mỹ, nhất là với các bé gái. Bài viết trên đây của shop combo cho trẻ sơ sinh Angel Babe đã giúp bạn trả lời vì sao trẻ sơ sinh bị rốn lồi, cách điều trị và cách phòng tránh hiệu quả. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin cần thiết cho các gia đình có con nhỏ. Chúc gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

Đồ dùng cho mẹ
Đồ dùng cho mẹ

29 Sản phẩm

ĐỌC THÊM:  TOP 5 Cửa Hàng Bán Đồ Sơ Sinh Giá Rẻ Tại Tp Hcm 2021

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo Tân Phú
FB Tân Phú
0933846889