Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là bệnh tương đối phổ biến vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non yếu. Nếu để bệnh diễn biến mà không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể gây mất nước và tử vong. Việc hiểu đúng về tiêu chảy ở trẻ sơ sinh sẽ giúp cho các bậc phụ huynh có thêm kiến thức. Hơn thế, cha mẹ sẽ chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ. Bài viết dưới đây trọn gói đồ sơ sinh Angel Babe sẽ chia sẻ cho các mom biết để phòng tránh nhé.
MỤC LỤC
1. Tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày. Đây là bệnh về đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tiêu chảy là cách mà cơ thể loại bỏ vi khuẩn. Hầu hết, tình trạng tiêu chảy kéo dài từ vài ngày đến một tuần có kèm theo những triệu chứng khác.
Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ. Tiêu chảy còn gây suy dinh dưỡng, nhiễm trùng gây tốn kém, ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.
2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Rất khó để xác định chính xác nguyên nhân chính gây ra tiêu chảy ở trẻ sơ sinh dù đây là tình trạng phổ biến. Có thể kể đến một vài nguyên nhân thường gặp khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy như sau:
- – Nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh đến từ sữa mẹ. Nếu chế độ ăn uống của mẹ bị thay đổi hoặc mẹ ăn những thức ăn lạ cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
- – Trẻ sơ sinh sử dụng kháng sinh hoặc mẹ sử dụng kháng sinh trong thời gian cho con bú cũng gây ra tình trạng tiêu chảy.
- – Trẻ sơ sinh bị nhiễm virus như rotavirus, vi khuẩn salmonella hay ký sinh trùng,… Trong đó, virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu trẻ ở trẻ sơ sinh.
- – Các nguyên nhân khác như hội chứng ruột kích thích, dị ứng thực phẩm,… cũng gây ra tiêu chảy ở trẻ.
3. Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sẽ xuất hiện triệu chứng như thế nào?
Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy triệu chứng xuất hiện điển hình nhất là trẻ đi ngoài nhiều lần trong một ngày. Theo dõi thấy phân lỏng, màu vàng hoặc xanh, có lẫn dịch nhầy, máu hay thức ăn không tiêu (đi ngoài phân sống). Khi đi ngoài nhiều lần như vậy. Đây cũng là triệu chứng đáng ngại nhất của bệnh tiêu chảy. Biểu hiện của tình trạng mất nước được chia thành những mức độ khác nhau, cụ thể như:
Mất nước mức độ nhẹ
- – Mắt của trẻ bị khô, khi khóc chảy ít nước mắt hoặc không có nước mắt
- – Miệng khô, tiểu ít
- – Trẻ kém linh hoạt, dễ cáu gắt
Mất nước mức độ vừa
- – Mắt có dấu hiệu trũng, trẻ lờ đờ hoặc li bì
- – Da trẻ khô, kém đàn hồi
Mất nước mức độ nặng
- – Ở trẻ sơ sinh, thóp xuất hiện hiện tượng trũng
- – Trong 6 giờ trẻ không đi tiểu
- – Da trẻ khô nặng do mất nước. Dùng tay căng nhẹ da bé rồi thả ra, da bé không trở về tình trạng ban đầu. Vì lúc này da bé đã mất khả năng đàn hồi.
- – Trẻ rất lờ đờ, li bì hoặc có thể bất tỉnh, hôn mê.
- – Mạch nhanh, nông, khó bắt. Huyết áp giảm hoặc không đo được.
Một số biểu hiện khác
- – Trẻ buồn nôn và nôn trớ
- – Có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao. Nếu tình trạng nặng có thể gây nên tình trạng co giật.
- – Đau bụng, quấy khóc, khó chịu

4. Xử trí khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ để bổ sung dưỡng chất cần thiết. Nếu trẻ sốt thì phải hạ sốt cho trẻ. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng kháng sinh thì phải được bác sĩ chỉ định. Điều quan trọng nhất phải làm khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là bù nước và các chất điện giải. Các loại dung dịch bù nước thường được sử dụng như:
- – Dung dịch bù nước và các chất điện giải Oresol pha với nước theo đúng tỷ lệ rồi cho trẻ uống.
- – Nước muối đường pha theo tỷ lệ 1 muỗng muối + 8 muỗng đường + 1 lít nước sôi để nguội.
- – Nước dừa muối pha theo tỷ lệ 1 muỗng muối + 1 lít nước dừa.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?
Khi trẻ có những dấu hiệu sau, cha mẹ nên đưa bé đến ngay các trung tâm y tế gần nhất:
- – Trẻ tiêu chảy quá 3 ngày, nghi ngờ tả
- – Nôn trớ nhiều
- – Đau bụng, quấy khóc
- – Sốt cao trên 38,5 độ C kèm theo các biểu hiện mất nước nghiêm trọng
- – Đi ngoài dính nhầy, máu
5. Cách chăm sóc và phòng ngừa trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh rất non nớt vì vậy khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cha mẹ cần phải có một vài hiểu biết về bệnh để chăm sóc và phòng ngừa cho trẻ đúng cách.
5.1 Chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

- – Đầu tiên hãy đảm bảo cung cấp đủ nước để tránh mất nước
- – Nuôi con bằng sữa mẹ giúp tình trạng bệnh của bé hồi phục nhanh hơn
- – Nếu em bé nhà bạn vẫn khát sau mỗi lần cho ăn, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ cho bé bổ sung thêm chất lỏng có chứa điện giải.
- – Không cho trẻ uống thuốc chống tiêu chảy trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
- – Tiêu chảy do vi khuẩn có thể lây lan dễ dàng. Do đó, những người chăm sóc trẻ cần lưu ý rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa, cho trẻ ăn, thay tã cho trẻ.
5.2 Cách phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, cha mẹ có thể phòng tránh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bằng những biện pháp đơn giản như sau:
- – Mẹ cần rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi cho bé ăn
- – Không cho bé ăn đồ chưa chín hay nước chưa đun sôi
- – Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày
- – Tránh xa những khu vực đang có dịch tiêu chảy
- – Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ đến 18 – 24 tháng tuổi. 4 -5 tháng tuổi kết hợp ăn dặm nhưng phải đảm bảo vệ sinh.
Những năm tháng đầu đời, sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Vì thế, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ. Hy vọng bài viết trên đây mà shop combo đồ sơ sinh cho bé sẽ giúp các ông bố bà mẹ có thêm hiểu biết về bệnh tiêu chảy và kinh nghiệm chăm sóc bé yêu của mình.